TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Tại Atlanta, Hoa Kỳ, sau 5 năm đàm phán khẩn trương và đầy quyết tâm, các Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP – Trans – Pacific Partnership) gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận về tất cả các vấn đề còn tồn tại, trong đó có những vấn đề quan trọng như mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, các quy định về lao động, doanh nghiệp nhà nước… 12 nước thành viên đã đạt được những thỏa thuận lịch sử về việc cắt giảm hàng loạt hàng rào thuế quan từ mặt hàng ô tô cho đến gạo. cách học kế toán

Với các kết quả đàm phán đạt được, Hiệp định TPP sẽ là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia. Hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước thành viên TPP;  tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân; thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh, thúc đẩy minh bạch hóa và quản trị tốt; đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về môi trường. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức  hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuất khẩu trong tương lai; tự do hóa dịch vụ và đẩu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của nhà nước; mở cửa đấu thầu mua sắm của các cơ quan trực thuộc Chính phủ; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người dùng của các nước thành viên. Sauk hi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. công ty xuất nhập khẩu là gì

Riêng đối với ngành dệt may Việt Nam, giới chuyên gia cũng nhưng các nhà phân tích kinh tế đánh giá TPP sẽ mang lại cho ngành này những cơ hội vô cùng to lớn. Tất nhiên bên cạnh lợi thế cũng có nhiều khó khăn mà ngành dệt may cần phải xác định rõ và có chính sách đúng hướng để vượt qua những khó khăn đó.
Tác động tích cực của TPP đến ngành dệt may Việt Nam
Khi bắt đầu có hiệu lực, TPP sẽ tạo ra cú hích lớn và mang đến động lực quan trọng cho sự phát triển của dệt may Việt Nam, góp phần đưa dệt may Việt Nam lên tầm cao hơn trong tương lai gần.
Thứ nhất, khi gia nhập TPP, đại bộ phận hàng dệt may của nước ta sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP. Khi đó, thuế nhập khẩu vào Mỹ và các nước trong TPP sẽ giảm xuống bằng 0. Đây là một lợi thế rất lớn để ngành dệt may tăng thị phần trên trường quốc tế. Trước đây thuế nhập khẩu từ 17% trở lên, bây giờ nếu có hiệu lực sẽ xuống còn 0%.
Thứ hai,  ngành dệt may được kỳ vọng sẽ tăng mạnh và có tác động đáng kể đến nền kinh tế trong nước. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may đã chiếm hơn 15% tổng doanh số xuất khẩu của cả nước và dự đoán đến năm 2025, doanh thu xuất khẩu hàng dệt may có thể tăng lên đến 30 tỷ đồng nếu năng lực sản xuất dệt may VN tăng theo đúng chiến lược mà các cơ quan chức năng vạch ra. Đồng thời nhu cầu về nguyên liệu (bông, sợi) cũng sẽ tăng tương ứng. Bên cạnh đó, các nước tham gia TPP đa số là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước tham gia TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và da giày chiếm đến 31% tổng giá trị. Trong 8 tháng đầu năm 2015, tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước TPP là hơn 9,8 tỉ USD trong tổng số gần 14,9 tỉ USD hàng dệt may của Việt Nam xuất đi toàn thế giới (Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam – Vitas). Nếu TTP có hiệu lực và đi vào thực thi thì tỉ trọng này trong tương lai có thể sẽ cao hơn nhiều. Dự báo mới đây của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, nếu TPP hoàn tất, đến năm 2020, sản lượng ngành dệt may sẽ tăng 21%; tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành có thể đạt 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD. Trong đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90%.
Thứ ba, nếu TPP góp phần thúc đẩy tốt vào đầu tư nguyên liệu thì các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa của ngành đều được nâng cao. Dự kiến ngành sẽ  đạt mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2016 và 70% vào năm 2020.
Thứ tư, thị trường lao động trong ngành dệt may cũng sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực. Khi thuế suất bằng 0%, hàng hóa xuất khẩu sang các nước TPP sẽ tăng lên nhiều, điều này đồng nghĩa với việc thị trường lao động trong nước sẽ có nhiều thay đổi. Lực lượng lao động tham gia vào ngành dệt may sẽ cao hơn kéo theo chất lượng lao động sẽ cao hơn. Theo như dự kiến, trong điều kiện mọi yếu tố đều thuận lợi, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 68 tỉ đô la vào năm 2026 nhờ TPP. Riêng về xuất khẩu dệt may, một tỉ đô la xuất khẩu hàng năm sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm.
Tác động tiêu cực của TPP đến ngành dệt may Việt Nam
Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành dệt may cũng sẽ phải đối mặt với nhiều mặt tiêu cực, đó là:
Thứ nhất, đi đôi với việc các doanh nghiệp trong nước có cơ hội quyết tâm nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành dệt may trong nước lên tỉ lệ cao hơn do một yêu cầu khắt khe của TPP là “nguyên tắc xuất xứ” thì thách thức của nguyên tắc này đặt ra cho ngành cũng không phải là nhỏ. Nếu muốn hướng thuế suất bằng 0% khi xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải chứng minh được là nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó hoàn toàn là sản xuất trong nước hoặc là nhập khẩu từ các nước tham gia TPP khác chứ không phải là nguyên liệu (tính từ sợi) nhập khẩu từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Đó được gọi là nguyên tắc xuất xứ  “từ sợi chỉ trở đi” (yarn forward). Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi hiện tại ngành dệt may nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN – những nước không tham gia TPP. Hiện nay Việt Nam chỉ đáp ứng được trên dưới 20% các nguyên phụ liệu sản xuất, còn lại còn khoảng 80% đểu phải phụ thuộc vào viêc nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên Việt Nam đang thu hút nhiều vốn FDI trong lĩnh vực dệt may. Theo thống kê, năm 2014, đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Riêng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, quyết định chuyển hướng đầu tư này được coi là một bước đi khôn ngoan, bởi điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nước này có được giấy chứng nhận hàng hóa “Made in Vietnam”, từ đó được hưởng mức thuế suất cực kỳ ưu đãi thay vì mức thuế suất 37% khi vào thị trường Mỹ mà hàng “Made in China” hiện đang phải gánh chịu. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam gặp khó khăn lớn bởi các sản phẩm có thương hiệu từ Việt Nam “thật” sẽ không thể cạnh tranh về giá so với các doanh nghiệp Trung Quốc khi xuất khẩu.
Thứ hai, là thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa so với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi nội dung của Hiệp định đã dần dần sáng tỏ, biết rõ mốc thời gian có thể thu được lợi ích từ Hiệp định tại Việt Nam thì lập tức các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp 100% Việt Nam sẽ rơi vào thế yếu vì doanh nghiệp Việt yếu hơn các doanh nghiệp nước ngoài về mọi mặt. Hàng xuất nhập khẩu có xu hướng phát triển và được người tiêu dùng lựa chọn.
Thứ ba, mặt yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn cầu. chỉ số năng suất lao động của khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4 trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc là 6,9 và Indonesia là 5,2. Đây là điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngành sản xuất sử dụng lao động nói chung. Do vậy, năng suất lao động là yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến giá thành sản phẩm. Với việc năng suất lao động của Việt Nam thấp như vậy thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đẩy lên cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác, kéo theo sản phẩm của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh kém.
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính, hải quan; chi phí không chính thức…, theo yêu cầu TPP, còn rườm rà và lớn hơn cả phần thuế được cắt giảm trong TPP. Song, năng lực quản lý yếu kém, thiếu hụt lao động, năng suất lao động thấp, thiếu vốn đầu tư và công nghệ …  cũng là một trong những yếu tố kìm hãm việc tăng năng lực sản suất cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp VN trong khuôn khổ  TPP. Môi trường cũng là vấn đề nhức nhối đối với những ngành sản xuất gây ô nhiễm có liên quan đến dệt may (như ngành nhuộm). Ngoài ra, khả năng các nước nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam đưa ra các hàng rào kỹ thuật và thương mại phi thuế quan…để cản trở xuất khẩu dệt may của Việt Nam là khó tránh khỏi.
Một số hàm ý chính sách
– Để có thể tận dụng hiệu quả cao nhất từ Hiệp định TPP, các doanh nghiệp dệt may cần phải nhanh chóng hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế – nguyên phụ liệu – may – phân phối và có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu.
– Lập nên hàng rào kỹ thuật và thương mại phi thuế quan ở một mức độ nào đó cũng là một giải pháp mà các nhà hoạch định chính sách cần phải nghĩ tới. Khi đó ngành dệt may sẽ tránh được việc sẽ có dòng sản phẩm cạnh tranh ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam khi doanh nghiệp Việt Nam năng lực cạnh tranh còn yếu và những kiến thức và khâu chuẩn bị khi gia nhập TPP còn hạn chế.
– Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, đào tạo lực lượng lao động lành nghề để có năng suất lao động cao. Từ đó, sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn trên trường quốc tế.
– Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ (R&D), xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, hợp tác Quốc tế trong ngành dệt may. Hàng dệt may Việt Nam đã được công nghệ hóa tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế so với hàng học xuất nhập khẩu
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do nói chung và TPP nói riêng mang lại cho dệt may là rất lớn, tuy nhiên đây là những lợi ích tiềm năng, không phải có ngay lập tức. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hiểu rằng không thể nào mình hưởng lợi không mà không gặp thử thách, không bị thiệt thòi. Nếu mình phấn đấu vượt qua được thì sẽ khai thác lợi thế được nhiều hơn.   Điều quan trọng là doanh nghiệp phải chủ động đổi mới để vươn lên khẳng định mình.

Tin Liên Quan